Cứ mỗi khi Tết đến, đường phố, nhà cửa người Việt đều trang trí những đóa hoa mai vàng, những cành mai được người người kỹ lưỡng lựa chọn để mang về dâng lên ông bà tổ tiên, cầu mong cho một năm mới an khang, hạnh phúc. Thế nhưng ít ai biết được vì sao hoa mai vàng lại là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền của người Việt. Như chúng ta đã biết, cây hoa mai thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết xuân về. Vậy bạn có hiểu biết gì về cây hoa mai không? Đa phần sẽ không biết. Để hiểu rõ hơn về cây hoa mai, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Vào mùa xuân, có rất nhiều loài hoa đua nhau nở rộ đủ màu sắc bên những chồi non ú nụ, với những chiếc lá xanh mướt. Mỗi loài hoa có một hương sắc đẹp riêng, tạo nên một vẻ đẹp rất riêng của mùa xuân. Mùa xuân cũng là dịp Tết, những cây tượng trưng cho ngày Tết chính là cây hoa mai, hoa đào,… làm không khí thêm ấm áp và nhộn nhịp hơn. Như chúng ta đã biết vườn mai vàng lớn nhất thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết xuân về. Vậy bạn có hiểu biết gì về cây hoa mai không? Đa phần sẽ không biết. Để hiểu rõ hơn về cây hoa mai, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nguồn Gốc của Cây Mai Vàng
Mai vàng, còn được biết đến với các tên gọi khác như hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai, mang tên khoa học là Ochna integerrima. Cây thuộc chi Mai (Ochna) và họ Mai (Ochnaceae). Loài hoa này đặc biệt phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán tại miền Nam Việt Nam.
Tại Việt Nam, cây mai vàng thường phân bố nhiều nhất ở các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, cùng các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Ngoài ra, hoa mai vàng cũng có mặt ở các vùng núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long và ở các cao nguyên, tuy nhiên số lượng không nhiều bằng. Mai vàng Yên Tử tại Quảng Ninh đã được xác định là cùng loài với mai vàng miền Nam.
Cây mai vàng có vẻ đẹp thanh cao với thân cây mềm mại và lá xanh biếc. Hoa mai vàng nở vào mùa xuân thành từng chùm, với cuống dài treo lơ lửng trên cành, phát ra mùi thơm nhẹ nhàng. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, tuy nhiên cũng có những bông hoa với từ chín đến mười cánh. Theo truyền thống dân gian, nếu nhà nào có cành mai vàng trong dịp Tết thì được xem là dấu hiệu của điềm lành và một năm mới thịnh vượng, an khang.
====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về mai vàng giá bao nhiêu
Ý Nghĩa Của Hoa Mai
Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới. Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.
Những đoá mai vàng nở rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.
Vậy là bây giờ bạn đã hiểu được ý nghĩa của hoa mai và hoa đào trong ngày Tết rồi đấy. Chúc bạn có một cái Tết thật vui và đầm ấm bên gia đình.
Công Dụng của Hoa Mai
Ngoài việc được dùng để trang trí và làm cảnh, hoa mai còn có những công dụng khác ít người biết đến, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Lá non của cây mai vàng có thể được dùng làm rau xanh. Ở miền Nam, người ta thường phơi hoặc sấy khô vỏ cây mai vàng rồi ngâm vào rượu để chiết xuất các chất có vị đắng, từ đó tạo ra thuốc bổ và hỗ trợ tiêu hóa. Trong dịp Tết, khi ăn nhiều thịt, mỡ, dưa hành và bánh chưng xanh, việc uống một ly rượu đắng từ mai vàng sẽ giúp kích thích vị giác và làm món ăn thêm ngon miệng.
Trong y học cổ truyền, rễ cây mai vàng khủng nhất việt nam có thể được sử dụng làm thuốc xổ nhẹ để tẩy sán lãi và làm thuốc chữa trị các rối loạn bạch huyết.
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.